Mỹ phẩm nhập khẩu mang lại nguồn lợi nhuận cao, mở ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho nhiều doanh nghiệp. Để được phép lưu hành tại Việt Nam, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm theo quy định chung. Vậy những sản phẩm nào được phép nhập khẩu, chi tiết thủ tục ra sao, cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Điều kiện để mỹ phẩm được nhập khẩu về Việt Nam

Điều 35 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định: Mỹ phẩm muốn nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Sản phẩm đã thực hiện công bố mỹ phẩm, phiếu công bố còn hiệu lực trong thời gian thực hiện thủ tục nhập khẩu.
- Nhập khẩu mỹ phẩm trong một số trường hợp đặc biệt, không bắt buộc phải công bố sản phẩm theo quy định:
- Mỹ phẩm sử dụng để nghiên cứu, kiểm nghiệm, tối đa 10 mẫu cho mỗi sản phẩm: Doanh nghiệp cần gửi đơn hàng dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm tới cụ quản lý dược – Bộ Y tế. Đơn hàng được chia làm 03 bản, sau khi được duyệt, 02 bản được lưu lại ở Cục Quản lý dược, 01 bản được đóng dấu: “Bản gửi lại doanh nghiệp” sử dụng để làm thủ tục thông quan. Các sản phẩm này phải được sử dụng đúng mục đích, không được phép lưu hành trên thị trường.
- Sản phẩm thuộc loại quà biếu, quà tặng làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm. Tổng giá trị hàng hóa không vượt quá định mức được miễn thuế theo quy định.
- Sản phẩm nhập khẩu dùng cho mục đích trưng bày tại triển lãm, hội trợ hoặc tạm nhập tái xuất cần làm thủ tục cấp phép theo quy định của bộ công thương.
Các quy định chung khi nhập khẩu mỹ phẩm
Dưới đây là một số quy định chung về việc nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam, quý doanh nghiệp cần nắm rõ:
Danh sách mỹ phẩm được phép và không được phép nhập khẩu
Phụ lục 10 Thông tư 06/2018/TT-BYT chỉ rõ danh sách mỹ phẩm được phép nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm những loại hàng hóa sau đây:

Trừ những loại mỹ phẩm được nêu ở bảng trên, những loại mỹ phẩm còn lại không được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
- Mỹ phẩm có chất lượng không đạt tiêu chuẩn
- Mỹ phẩm bị pha tạp chất hoặc giả mạo
- Mỹ phẩm có nhãn hiệu sai, giả mạo
- Mỹ phẩm không có mô tả công thức hoặc không có thành phần hoạt tính được nêu trên bao bì
- Mỹ phẩm có những thành phần không an toàn, có hại cho sức khỏe.
- Mỹ phẩm sử dụng chất cấm hoặc quá nồng độ được quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BYT về quản lý mỹ phẩm.
Quy định xử phạt đối với mỹ nhập khẩu trái phép
Việc nhập khẩu trái phép các sản phẩm bị cấm hoặc tạm ngừng nhập khẩu vào Việt Nam sẽ bị xử phạt theo quy định tại điều 15 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP:
- Phạt tiền từ 3 triệu – 6 triệu nếu tang vật vi phạm có giá trị dưới 20 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 6 triệu – 10 triệu nếu tang vật vi phạm có giá trị từ 20 – 30 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 10 triệu – 30 triệu nếu tang vật vi phạm có giá trị từ 30 – 50 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 30 triệu – 50 triệu nếu tang vật vi phạm có giá trị từ 50 – 70 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 50 triệu – 80 triệu nếu tang vật vi phạm có giá trị từ 70 – 100 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 80 triệu – 100 triệu nếu tang vật vi phạm có giá trị trên 100 triệu đồng.
Ngoài ra còn một số vi phạm khác về thủ thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm, vi phạm hải quan, khai nộp thuế, trốn thuế,… khi nhập khẩu hàng hóa sẽ bị xử phạt từ 500.000 – 100.000.000 đồng kèm các hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định rõ trong nội dung nghị định.

Nộp thuế khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm
Theo quy định, mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu 2 loại thuế là:
- Thuế nhập khẩu ưu đãi từ 10% – 27% tùy theo từng mã sản phẩm
- Thuế giá trị gia tăng (VAT) cố định là 10%.
Trong trường hợp sản phẩm nhập về từ các nước đã ký kết Hiệp Định Thương Mại Tự Do với Việt Nam sẽ được miễn phí thuế nhập khẩu 0%. Số tiền thuế cần đóng theo hạn mức quy định đối với từng mã hàng được tính như sau:
- Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế nhập khẩu
- Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Phí thuế nhập khẩu) x 10%
- Trong đó CIF là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm chi tiết
Để mỹ phẩm được phép nhập khẩu và lưu hành ở Việt Nam, doanh nghiệp cần thực hiện theo quy trình sau:
Thực hiện công bố mỹ phẩm
Trước khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp phải đăng ký công bố mỹ phẩm đối với cách danh mục sản phẩm bắt buộc. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Phiếu đăng ký công bố sản phẩm kèm theo dữ liệu công bố.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS
- Bản sao chứng nhận giấy đăng ký kinh doanh
- Bảng công thức thành phần mỹ phẩm theo quy định
- Giấy ủy quyền cho đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường
Xem thêm chi tiết về hướng dẫn công bố sản phẩm tại bài viết: Công bố mỹ phẩm là gì? Thủ tục đăng ký và dịch vụ hỗ trợ.
Làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm tại cơ quan hải quan

Bước 1: Khai báo hải quan và chuẩn bị bộ hồ sơ cần thiết
Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định bao gồm tờ khai hải quan, chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử theo đúng quy định.
- Tờ khai hải quan về hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan.
- Các chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử có liên quan bao gồm:
- Bản chụp hợp đồng mua bán, hợp đồng ủy thác nhập khẩu
- Bản chụp hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương.
- Bản chụp vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải có giá trị tương đương khi vận chuyển bằng đường biển, hàng không, đường sắt và vận tải đa phương tiện khác.
- Giấy công bố mỹ phẩm còn hiệu lực.
- Bản chụp giấy tờ chứng minh mỹ phẩm đủ điều kiện nhập khẩu.
- Tờ khai giá trị
- Bản chụp: chứng nhận xuất xứ sản phẩm
- Bản chính văn bản thông báo kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành.
Lưu ý, doanh nghiệp cần khai báo hải quan trong vòng 30 ngày từ khi hàng nhập cảng.
Bước 2: Nộp lại hồ sơ để mở tờ khai thông quan
Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị tại cơ quan hải quan để làm thủ tục mở tờ khai thông quan. Việc mở tờ khai cần được thực hiện sớm nhất có thể, không quá 15 ngày kể từ khi khai hải quan. Quá 15 ngày, tờ khai sẽ bị hủy, đơn vị sẽ phải chịu phạt theo quy định khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm.
Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan
Sau khi kiểm tra hồ sơ và chứng từ liên quan, nếu không có vấn đề phát sinh, cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Tiếp đó, doanh nghiệp cần đóng thuế nhập khẩu mỹ phẩm để hàng hóa được thông quan.
Trong trường hợp hồ sơ bị thiếu, doanh nghiệp cần bổ sung đầy đủ giấy tờ cần thiết và nộp phạt theo quy định nếu vi phạm các chính sách về nhập khẩu.
Bước 4: Hoàn tất thủ tục
Sau khi đã thực hiện xong các nghĩa vụ về thuế và làm các thủ tục cần thiết, doanh nghiệp có thể mang hàng hóa về kho.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ quy trình làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam mà Tân Vạn Xuân muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện để từ có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0332791899 – 0965945299 để được giải đáp.