Xây dựng quy trình sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn luôn là yếu tố then chốt mà nhiều doanh nghiệp hướng tới nhằm nâng cao vị thế, uy tín và chất lượng sản phẩm của mình trong ngành công nghệ mỹ phẩm. Trong đó, tiêu chuẩn GMP trong mỹ phẩm chính là thước đo chuẩn mực, giúp các cơ quan có thẩm quyền đánh giá năng lực sản xuất và mức độ an toàn, hiệu quả của cả quy trình. Hãy cùng Tân Vạn Xuân tìm hiểu chi tiết về chủ đề này trong bài viết dưới đây.
Tiêu chuẩn GMP là gì?
Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) là tập hợp những nguyên tắc và hướng dẫn doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động trong sản xuất mỹ phẩm. Không chỉ tập trung vào sản phẩm mà còn nhấn mạnh tới các yếu tố xung quanh như hệ thống thiết bị, nhà xưởng, điều kiện vệ sinh, lưu trữ, vận chuyển,….
Hiện tại, tiêu chuẩn GMP được phát triển và phát hành bởi nhiều tổ chức uy tín:
- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
- Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)
- Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA)
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
- Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO)
Tại Việt Nam, Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế là đơn vị có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá hồ sơ, cấp chứng nhận cho các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn GMP theo quy định Thông tư 06/2011/TT-BYT.

Yêu cầu bắt buộc về tiêu chuẩn GMP trong mỹ phẩm
Để đảm bảo mỹ phẩm được sản xuất và kiểm soát chất lượng một cách đồng bộ, tiêu chuẩn GMP đã đưa ra một loạt các yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ gồm những nội dung chính sau:
Yêu cầu về nhân sự/công nhân
Doanh nghiệp cần sở hữu đội ngũ nhân viên đầy đủ, được phân công hợp lý trong cơ cấu tổ chức. Đòi hỏi nhân nhân sự phải có sức khỏe, kiến thức chuyên môn, có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng với nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo nâng cao về thao tác sản xuất thao tác sản xuất, quản lý theo tiêu chuẩn GMP trong sản xuất mỹ phẩm.
Yêu cầu về nhà xưởng/bảo quản
Không gian nhà xưởng cần được thiết kế rộng rãi, phân khu riêng biệt theo chức năng để tránh lây nhiễm chéo hoặc lẫn lộn giữa các khâu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên kiểm tra, sửa chữa định kỳ để tránh sai sót trong quá trình sản xuất mỹ phẩm.
Khu vực kho bảo quản phải có diện tích đủ lớn, tuân thủ các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm theo yêu cầu của từng sản phẩm. Các chất dễ cháy nổ, chất độc tính cao, nguyên liệu và sản phẩm bị loại, thu hồi hoặc trả lại cần có khu vực bảo quản riêng, tách biệt với nguyên liệu và thành phẩm.
Yêu cầu về trang thiết bị
Trang thiết bị được sử dụng trong quá trình sản xuất không được gây ra tác động xấu tới chất lượng sản phẩm. Không được có phản ứng hoặc hấp thụ nếu bề mặt tiếp xúc với nguyên liệu.
Trang biết bị cần được bố trí hợp lý, không gây cản trở lối đi, dễ về sinh sau khi sử dụng. Ngoài ra, các trang thiết bị phục vụ việc cân đo, kiểm nghiệm phải được thường xuyên bảo dưỡng, hiệu chỉnh để đảm bảo không gây ra sai sót. Và phải có hồ sơ lưu lại để đối chiếu với những lần bảo dưỡng sau.
Yêu cầu về quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất mỹ phẩm phải được ghi chép đầy đủ và chi tiết bao gồm thao tác nhân công, nguồn nguyên liệu đầu vào, thành phẩm đầu ra,.. giúp đảm bảo tính nhất quán và dễ dàng truy xuất nguồn gốc khi cần thiết. Sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn GMP trong mỹ phẩm đều chứa thành phần hoá học nên cần chứng minh được xuất xứ và chứng nhận an toàn.

Yêu cầu về vệ sinh
Doanh nghiệp cần sử dụng các dụng cụ và thiết bị máy móc hiện đại để vệ sinh nhà máy, thiết bị máy móc theo quy định. Chất thải trong quá trình sản xuất cần được xử lý với hệ thống đạt chuẩn trước khi xả thải ra môi trường. Đặc biệt, doanh nghiệp cần thận trọng trong việc bảo quản các thành phần hoá học nguy hiểm, tránh rò rỉ, gây hại tới sức khoẻ và môi trường.
Quy trình kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn GMP trong mỹ phẩm
Kiểm soát chất lượng là bước quan trọng trong quy trình sản xuất mỹ phẩm. Một quy trình đạt chuẩn theo tiêu chuẩn GMP trong mỹ phẩm gồm các bước cơ bản sau:
Kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu đạt chuẩn chất lượng
- Kiểm tra visual: Nhân viên kiểm soát chất lượng sẽ kiểm tra nguyên liệu bằng mắt thường để đánh giá chất lượng nguyên liệu đầu vào dựa trên các tiêu chí về màu sắc, kết cấu, vật thể, mùi hương,…
- Kiểm tra hoá học: Xét nghiệm hoá học để xác định thành phần nguyên liệu, hàm lượng hoạt tính, sự hiện diện của các tạp chất không mong muốn,…
- Kiểm tra vi sinh: Đối với nguyên liệu đặc biệt hoặc có nguồn gốc tự nhiên cần được xét nghiệm vi sinh nhằm phát hiện vi khuẩn, nấm mốc, vi sinh vật có hại để kịp thời loại trừ.
- Kiểm tra sự ổn định: Đảm bảo nguyên liệu không bị biến đổi, phân huỷ, trong quá trình sản xuất và lưu trữ sản phẩm.
Nguyên liệu sau khi xác nhận đạt chuẩn sẽ được đưa vào quá trình sản xuất. Nếu có dấu hiệu bất thường, không đáp ứng được yêu cầu đầu vào sẽ bị từ chối và trả về.
Kiểm soát quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GMP trong mỹ phẩm
- Kiểm tra thông số vật lý: Bao gồm việc đo lường và ghi chép các thông số về nhiệt độ, thời gian, áp suất,… cần đảm bảo sự nhất quán trong quá trình sản xuất.
- Kiểm tra hoá học: Lấy mẫu kiểm tra đặc tính hoá học như độ nhớt, độ pH, sự đồng nhất giữa các mẫu,… đảm bảo sản phẩm được chế biến đúng công thức và tiêu chuẩn GMP trong mỹ phẩm.
- Kiểm tra vi sinh: Tránh nhiễm khuẩn đối với các sản phẩm chứa nước như toner, nước tẩy trang, dầu tẩy trang,….
- Kiểm tra cảm quan: Kiểm tra dựa trên màu sắc, mùi hương, kết cấu đảm bảo sản phẩm sản xuất đúng yêu cầu.
Mọi sai lệch trong quá trình sản xuất cần được điều chỉnh ngay lập tức. Nếu sai lệch quá lớn, toàn bộ lô hàng sẽ bị loại bỏ để đảm bảo an toàn và chất lượng.

Kiểm tra sản phẩm cuối cùng trước khi bán ra thị trường
- Kiểm tra lý hoá: Thực hiện các xét nghiệm lý hoá bao gồm: đo độ pH, hàm lượng hoạt chất, chất bảo quản,… để đảm bảo mỹ phẩm được sản xuất theo đúng công thức.
- Kiểm tra vi sinh: Kiểm tra vi sinh lần cuối để đảm bảo sản phẩm không chứa vi khuẩn, nấm mốc, vi sinh vật gây hại,….
- Kiểm tra độ ổn định: Đảm bảo không biến đổi hoặc phân hủy trong điều kiện bảo quản và sử dụng thông thường.
- Kiểm tra bao bì và nhãn mác: Đảm bảo thông tin trên bao bì, nhãn mác chính xác và đầy đủ với thông tin công bố mỹ phẩm.
Sau khi vượt qua các bước kiểm tra này, sản phẩm sẽ được phép xuất xưởng và buôn bán trên thị trường.
Theo dõi và lưu mẫu các lô hàng đã được xuất ra thị trường
Sau khi sản phẩm lưu hành trên thị trường, mỗi lô đều phải được lưu mẫu để kiểm tra khi cần. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần theo dõi chất lượng thông qua phản hồi khách hàng, sản phẩm bị trả lại hoặc sự cố phát sinh. Việc này giúp phát hiện và xử lý sớm các vấn đề, đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng và an toàn.
Kết luận
Tuân thủ tiêu chuẩn GMP trong mỹ phẩm là bước đi chiến lược để doanh nghiệp khẳng định vị thế, gia tăng giá trị thương hiệu và mở rộng cơ hội phát triển bền vững trong ngành mỹ phẩm đầy cạnh tranh hiện nay. Việc áp dụng tốt bộ quy tắc Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm, mà còn tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng và đối tác.